Cũng như bao người
mẹ sau sinh khác, đêm nào tôi cũng như người phát cuồng cũng chỉ vì thiếu ngủ
và bực mình với mọi thứ.

Lần đầu tiên làm
mẹ, nhiều lần trong 7 tháng qua tôi từng ước có thể ghi lại được những ý nghĩ
ngớ ngẩn chạy qua đầu mình, nhất là vào ban đêm. Tôi làm mọi thứ, từ việc lên
giọng mặc cả - cầu trời cho bé ngủ lâu thêm chút nữa - tới việc bực mình với
ông chồng cứ ngủ say trong khi mình gần như thức trắng... Hết thái cực này lại
chuyển sang thái cực khác.
Và đây là nhật
ký trong đêm của một bà mẹ mới sinh, giống như bất kỳ đêm nào khác: (Tôi đã nói
là có nhiều ý nghĩ điên rồ mà)
9h tối: Mình mệt
quá. Mình không thể chống lại cơn buồn ngủ nữa rồi
10h30 tối: Bé lại
đói nữa à? Thật chứ!
11h30 đêm: Được
rồi, con, ăn nhanh lên...
11h35 đêm: Con
thật đáng yêu. Mẹ yêu khoảnh khắc này của con biết bao.
11h45 đêm: Ai có
thể trông hộ bé ít nhất vài giờ nhỉ. Nếu mình có thể ngủ một chút bây giờ, ngày
mai mình có thể ra ngoài, tới cửa hàng tạp hóa và có một chuyến đi dạo ngoài trời
với bé.
1h sáng: Đã muộn
thế này rồi à?
2h sáng: 'Đáng
ghét! Mình buồn ngủ quá mà bé lại bú! Phù, sao con không dứt khỏi ti mẹ nhỉ'
2h05' sáng: Chúa
ơi, hãy để bé ngủ đến sáng nhé!
2h45' sáng: (Bạn
nghe thấy con ho). Chuyện gì thế! (lắng tai nghe bé có khóc không. Không thấy
gì cả) Bé có ngạt thở không? Bé không ngạt thở. Mình sẽ biết nếu con ngạt thở.
2h46' sáng: Mình
lại quên cho con ợ hơi lần cuối rồi. Chuyện gì xảy ra nếu bé phun sữa ra lúc ngủ,
và không thể phát ra âm thanh để mình biết nó có sao không?
2h47' sáng: Mình
sẽ không bao giờ tha thứ cho bản thân nếu con bị ngạt thở và mình không kiểm
tra. Mình có thể mà, dù sao mình vẫn thức.
2h48' sáng: (Sau
khi đặt ngón tay lên mũi bé để chắc bé vẫn thở) Ồ, ơn Chúa.
3h25' sáng:
(Nghe thấy tiếng trẻ thút thít) Làm ơn đừng thức, làm ơn đừng thức, làm ơn đừng
thức con ơi!
3h28' sáng: (Bé
khóc to) Mẹ kiếp!
3h50' sáng: Làm
ơn, làm ơn, làm ơn. Đi ngủ giùm cái đi!
4h sáng: Bé thật
đẹp và bình yên khi ngủ. Mình chỉ vỗ về bé thêm vài phút nữa thôi.
4h10' sáng:
(Quay trở lại giường) Mệt quá! (Bé lại khóc)
4h11' sáng: Thở
dài
4h15' sáng: Ơn
Chúa, bé chỉ cần cái núm vú giả thôi.
(Theo dõi bé
trong 5 phút để đảm bảo bé đã ngủ hẳn. Bé đã ngủ. Trở lại giường)
4h21'sáng: (Bé
hét nhặng xị)
4h22' sáng:
Nghiêm trọng chứ hả? Hình như đứa bé này có giác quan thứ sáu biết lúc nào thì
mình vừa đặt đầu xuống gối!
4h24' sáng: (Đưa
vú giả trở lại)
4h28' sáng:
(Nghe tiếng bé khóc)
4h30' sáng: Mình
ghét cái vú giả đó
5h sáng: Tại sao
con không thức để ăn trở lại nhỉ? Sao không có tiếng động nào? Tốt hơn mình phải
kiểm tra xem. (Đưa tay vào mũi bé. Bé vẫn thở và ngủ say).
5h01' sáng: Mẹ
yêu con, rất nhiều. (Ứa nước mắt thương con)
5h05' sáng: Sao
mình còn đứng đây khóc nhỉ, lại còn nhìn bé chằm chằm nữa. Ngủ đi, ngủ đi khi
bé ngủ.
5h09' sáng: (Bé
khóc)
5h10' sáng: Mình
biết con đói mà.
5h11' sáng: Tại
sao chồng mình chẳng thức dậy lần nào để xem con - hay vợ - có cần gì không?
5h15' sáng: Có
thể mình phải để dành vụ đi cửa hàng tạp hóa và đi dạo sáng vào hôm sau.
5h25' sáng: (Bé
đã ngủ trở lại sau khi ăn)
5h26' sáng: Bé
thật đáng yêu khi ngủ. Mình có thể đứng thế này mãi mãi.
5h30' sáng: Mình
nên thay bỉm, nhưng mình ghét phải đánh thức con dậy. Thôi cứ chờ lát nữa. (Đặt
bé xuống, trở lại giường)
5h40' sáng:
Nhưng nếu bé không thoải mái với cái bỉm bẩn thì sao? Mình nên thay nó thôi.
5h45' sáng:
Nghiêm túc đây, tại sao chồng mình chẳng thức dậy lần nào suốt cả đêm qua? Phải
bắt anh ấy dậy.
5h50' sáng: Nhìn
anh ấy kìa, ngủ say quá. Chắc ngủ ngon lắm. Mình sẽ không nói chuyện với anh ấy
vào buổi sáng nữa. Ồ, chờ một chút, sáng mất rồi, và mình đã thức cả đêm.
6h sáng: Mình
nên dậy và tắm một lát
7h sáng (Nghe thấy
tiếng bé càu nhàu. Nhìn thấy bé đang vật lộn để chui ra khỏi cái tã)
7h02' sáng: (Đi
vào phòng bé. Bé tặng bạn nụ cười ngọt ngào nhất trên thế giới, và bạn quên mất
rằng mình có thể chỉ được ngủ 2 tiếng suốt đêm qua)
Chào con yêu!
Đêm qua con ngủ có ngon không? Mẹ yêu con, mẹ yêu con, mẹ yêu con!
7h05' sáng: Mình
nghĩ mình nên ở nhà hôm nay...
Cách
trị rạn da bụng sau sinh bằng công nghệ tiên tiến:
Ngoài biện pháp
như massage, ăn những thực phẩm giàu collagen để cải thiện vùng rạn da mẹ có thể
đến gặp bác sĩ để được tư vấn và có liệu trình điều trị phù hợp với tình trạng
da của mình. Các mẹ có thể tham khảo
cách trị rạn da bụng sau khi sinh của Hana. Ở đây có kết hợp nhiều phương pháp
chữa trị cùng với các loại máy tiên tiến như máy dắt, CO2, RF,…các mẹ sẽ không
phải ngại về vết rạn da của mình. HANA MOM, TRỊ RẠN DAKHÔNG LO CHỒNG RỜI XA.
·
Đăng nhận xét